Nhật ký của small_star246
small_star246 viết vào ngày 29.05.2009
NGÂN LƯỢNG VÀ RẮN ĐỘC
NGÂN LƯỢNG VÀ RẮN ĐỘC
 
    Có một lần, Đức Phật và  Đệ tử A Nan cùng đi trên đường, bỗng nhiên, Đức Phật nói:  “A Nan, có rắn độc!”  A Nan tưởng rằng có rắn độc thật, đưa mắt nhìn, thì ra là một đống ngân lượng. Tuy nhiên, A Nan vẫn trả lời:  “Thưa vâng, Bạch Đức Thế Tôn, là rắn độc!”  Nói xong,  hai người xem như không thấy gì và đi tiếp.
 
    Sau lưng họ, có hai cha con nghe được đoạn đối thoại giữa Đức Phật và A Nan về rắn, họ lấy làm tò mò và cũng đưa mắt nhìn: “Chà!  Rắn đâu mà rắn! Là một đống ngân lượng đang toả sáng lấp lánh”.
 
    Hai cha con động lòng. Người cha nói với con: “Mau đem hết về nhà.  Cha con mình phát tài rồi!”  Hai cha con mừng rỡ mang hết số bạc về và đem ra chợ xài.
 
    Thì ra, số bạc này đã bị đánh cắp từ ngân khố của quốc gia. Những tên trộm tạm giấu số bạc ở đó, chờ đến khi mọi việc đã trôi vào lãng quên sẽ lấy ra dùng. Chúng không ngờ rằng Đức Phật và Tôn giả A Nan đã phát hiện và lại bị hai cha con lấy đi hết.
 
    Trong thị trấn, quan phủ đã dán thông báo, ban hành lệnh bắt những tên trộm.  Số bạc đã được in dấu “Bạc quốc gia”. Khi hai cha con sử dụng số bạc này ở chợ thì bị kết vào tội ăn cắp ngân khố quốc gia. Vì thế họ bị bắt và bị phán tội tử hình. Khi hai cha con chuẩn bị bị hành quyết, người cha nói với con: “Con ơi!  Đúng là rắn độc. Hai cha con ta đã bị rắn độc cắn rồi.”
 
    Người thi hành án nghe thấy lời nói của hai cha con thì cảm thấy lạ, bèn báo vụ việc cho nhà vua hay. Nhà vua nghĩ đây là những lời nói có ngụ ý sâu xa, không thể thốt ra từ những người nông dân bình thường, vì thế ông cho triệu họ về. Sau khi đích thân thẩm vấn, nhà vua đã hiểu rõ ngọn ngành. Nhà vua nhận ra rằng hai cha con chỉ đơn giản là tình cờ thấy số bạc đó nên nhặt về, không phải là ăn cắp chúng, do đó đã tha tội cho họ.
 
    Động lòng hay không là tùy thuộc vào lòng tham của chúng ta có nổi lên hay không. Trong những hoàn cảnh nào đó, đối với người bình thường mà không bị chi phối thì rất khó. Giống như hai cha con, khi thấy số bạc đó, làm sao có thể không động lòng? Nhưng Đức Phật và Tôn giả A Nan lại xem chúng như những con rắn độc, không những không động lòng mà còn tránh xa.  Đây chính là sự khác biệt giữa người phàm và Thánh nhân.
 
    Tâm của con người thường dễ bị chi phối bởi những hoàn cảnh bên ngoài và bị những sự thay đổi cuốn hút vào hoàn cảnh.  Chìa khóa để học Phật là chế ngự tâm tính và biến nó thành sự tự chủ, giữ lòng luôn thanh thản.
 
    Tai sao tâm lại bị chi phối bởi hoàn cảnh? Đơn giản là vì lòng tham. Người tham sắc dục thì bị mê muội trong dục vọng nam nữ, nhẹ thì gây bất hòa trong gia đình, nặng thì dẫn đến gia đình tan vỡ. Người tham tiền tài thì mê muội theo đuổi tiền bạc, nhẹ thì tâm trạng bực bội, nặng thì bị tổn thất về tinh thần và thậm chí là tán gia bại sản. Thường có nhiều người vì ham mê cờ bạc, chơi cổ phiếu v. v... gặp phải sự tổn thất về tiền bạc hoặc tâm trạng bị áp lực quá lớn sẽ tạo nên những bi kịch.
 
    Tục ngữ có câu: “Sắc không mê hoặc người, người tự si mê, tiền bạc không hại người, người tự hại mình.” Một người có trí tuệ sẽ xem nhẹ sự cám dỗ của tài, sắc, danh, lợi. Khó khăn lắm mới tồn tại ở nhân gian, may mắn lắm mới mang được hình hài con người, vì thế chúng ta cần phải phát huy bản năng của mình, tạo phước cho đời, trải rộng lòng yêu thương trong sáng và vì lợi ích của cộng đồng.  Đây chính là trí tuệ Bồ Tát, hoài bão của Đức Phật!
(ps: vô tình  đọc  được  cảm thấy  ý  nghĩa muốn lưu lại... hoàn toàn ko có ý  tuyên truyền)
Cảm nhận
Gởi bởi saliericat vào ngày 29.05.2009 02:53:04
mình là ng bình thường , ko dám mơ làm đc thế này . Cuộc sống cần có tiền vì đủ thứ chuyện :) nhưng sẽ cố gắng để ko quỵ lụy vì nó , sống chết vì nó :) Vẫn có nhiều cách lượn lẹo để né nhưng vẫn có tiền mà ko dính bẫy :D
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký



Bình chọn
Bạn biết đến Hoa Thủy Tinh từ đâu?





Liên kết
User Online
497 người đang xem Hoa Thủy Tinh, trong đó có 0 thành viên và 497 khách