Nhật ký của monster
monster viết vào ngày 16.09.2009
Tránh “Thành đạt nhanh nhưng không vững chắc” cách nào?

“Trong năm đầu tiên ở HBS, cô đã có ý định tự sát ba lần. Thoạt đầu mọi thứ rất tốt, nhưng rồi một ngày cô cảm thấy chán nản. Cảm giác này nhanh chóng tạo thành một nỗi buồn khôn nguôi. Cô không thể hiểu vì sao ai cũng có vẻ hạnh phúc. Đồng thời, cô cũng đang đấu tranh với một câu hỏi lớn - Tôi muốn làm gì trong quãng đời còn lại? - và né tránh các cuộc điện thoại của các nhà tuyển dụng. Ngày nào cũng vẫn những gương mặt đó trong lớp khiến cô mệt mỏi. Cô khóc đến khi ngủ thiếp đi. Cô không còn hứng thú học tập nữa. May mắn thay, cô đã tỉnh trí lại, nhưng không phải chỉ mình cô trải qua những cảm xúc như vậy. Chúng tôi là tầng lớp “thành đạt nhanh nhưng không vững chắc”, đó là cụm từ mà tôi được nghe nhiều lần.”

Đây là một đoạn viết ấn tượng trong cuốn sách “Những điều trường Havard thực sự dạy bạn” của tác giả Philip Delves Broughton. Đoạn văn nêu lên một thực tế đáng kinh ngạc, rằng nhiều người tưởng như thành đạt thật ra lại đang lạc lối giữa cuộc đời!

Người phụ nữ trên suýt chọn… tự tử. Thực tế, cô thành đạt, không lo thất nghiệp hay thiếu tiền, tuy nhiên cô không có tương lai, bởi cô không biết mình sẽ làm gì trong tương lai. “Tôi không biết mình  muốn làm gì trong quãng đời còn lại?” không chỉ là câu hỏi lớn của riêng cô, mà còn là câu hỏi dành cho những ai không tìm thấy ý nghĩa trong công việc.

Áp lực lớn từ  học hành và công việc nhiều khi khiến chúng ta để tuột mất niềm vui, cảm hứng làm việc và sáng tạo. Điều này  không phải là do chúng ta không yêu công việc, thậm chí rất đam mê là đằng khác; nhưng chính cường độ làm việc “điên cuồng” nhằm đạt tới đỉnh cao thành đạt sẽ/đã giết chết chúng ta trước khi chúng ta thực sự thành đạt. Điều này được gọi là sự “Thành đạt nhanh nhưng không vững chắc” của nhiều người.

“Cái gốc” vững chắc!

Vậy làm sao để có được “cái gốc” vững chắc? Đây là một câu hỏi khó, bởi không ai có thể có được “cái gốc” vững chắc ngay từ đầu cả, ngoài nền tảng tình cảm gia đình. “Cái gốc” ấy chỉ có thể được bồi đắp theo từng giai đoạn của sự nghiệp, theo sự trải nghiệm trong cuộc sống và học tập. Như người phụ nữ kia rất may đã ngừng lại kịp thời, cô không cần phải chọn lối thoát nào cả, điều quan trọng là cô xác định được bản chất của vấn đề để đối mặt và vượt qua – đây chính là một cách để bồi đắp cho “cái gốc”, và cũng là một trong Những điều Trường Harvard thực sự dạy bạn.

Philip Delves Broughton vốn là một nhà báo có vị thế của tờ Telegraph danh tiếng. Sau nhiều năm làm nghề báo, muốn có những trải nghiệm mới về cuộc sống, ông đã đăng ký nhập học vào trường kinh doanh Harvard (Harvard Business School – HBS). Harvard trong mắt ông hiện ra sinh động, chi tiết và tinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau, từ môi trường học tập đầy áp lực và cạnh tranh cho đến đời sống muôn vẻ của các sinh viên HBS. Tất cả những ghi nhận, đánh giá và gặt hái của ông trong suốt thời gian học được đúc kết thành cuốn sách đầy thú vị và bổ ích.

Philip cũng tự nhận mình là một người “thành đạt nhanh nhưng không vững chắc”. Cách để ông bồi đắp “cái gốc” chính là quyết định tạm ngừng làm việc để theo học ở HBS, đồng thời tìm việc làm trong ngành kinh doanh. Không trở thành một doanh nhân đúng nghĩa mà chỉ tham gia vài dự án về truyền thông, ông vẫn là nhà báo kiêm tác giả của cuốn sách nổi tiếng về Harvard. Qua “Những điều trường Harvard thực sự dạy bạn”, Philip cho bạn hình dung về những giá trị quan trọng mà HSB tạo dựng cho sinh viên ngoài các bài giảng và giáo trình. Không chỉ đào tạo về chuyên môn, HSB còn giúp sinh viên rèn luyện, phát triển năng lực tư duy cũng như khả năng giải quyết vấn đề, vượt qua thử thách.

Ai cũng có thể thành đạt dù học hay không học Harvard, nhưng vấn đề là sự thành đạt ấy như thế nào. “Những điều trường Harvard thực sự dạy bạn” có thể giúp bạn tự trang bị cho mình cái gốc, tìm cho mình một hướng đi, cách đối mặt và chiến thắng khó khăn! Ngoài sự trải nghiệm ấy, “cái gốc” còn có thể được bồi đắp bằng trí tuệ, những kinh nghiệm và cả những trả giá bằng vàng của những người đi trước, như những gì được đề cập trong bộ sách “Những điều trường Harvard không dạy bạn” và “Những điều trường Harvard VẪN không dạy bạn” do H. McCormack - một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực quản lý và tiếp thị thể thao - chấp bút. 20 năm chèo lái công ty đã cho ông rất nhiều kinh nghiệm quý báu, mà ngay cả trường đại học danh tiếng Havard cũng không thể cung cấp được cho học viên. Những kinh nghiệm này sẽ giúp lấp đầy khoảng cách giữa phương pháp giáo dục của HBS với kinh nghiệm thực tế trong điều hành doanh nghiệp và quản lý con người. Đây cũng chính là lý do khiến McCormack, là một trong rất ít người không tốt nghiệp HBS, nhưng ông lại thường xuyên được mời đến giảng dạy tại đây.

Hãy cùng Alpha Books khám phá những mật mã của thành công trong bộ sách Kinh nghiệm Kinh doanh từ Havard gồm ba cuốn sách: Những điều trường Havard thực sự dạy bạn, Những điều trường Havard không dạy bạn, Những điều trường Havard VẪN không dạy bạn

Cảm nhận
Chưa có cảm nhận.
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký



Bình chọn
Bạn biết đến Hoa Thủy Tinh từ đâu?





Liên kết
User Online
477 người đang xem Hoa Thủy Tinh, trong đó có 0 thành viên và 477 khách