Nhật ký của saliericat
saliericat viết vào ngày 11.11.2011
Thiền Định
Tư thế căn bản Trước hết về Thiền Ðịnh (Samatha, Shiné) , có nhiều phương thức thực tập để trụ tâm vào một điểm (Samadhi, Ting Dzin). Nếu biết cách thì những chướng ngại và suy nghĩ sẽ không phát sinh nữa, nhờ đó ta có thể trực nghiệm được dòng tâm thức nguyên thủy và đi sâu vào Thiền Quán Sự định tâm hay trụ tâm là một trạng thái an lạc phát sinh nhờ tâm an trụ vào một điểm, sau khi hàng phục được 5 chướng ngại: tán loạn, hôn trầm, nghi ngờ, mỏi mệt, mờ ám. Có nhiều cách thực hành: hoặc trú tâm vào một vật, một việc , nhưng vẫn không dính mắc vào "suy nghĩ lung tung". Suy nghĩ lung tung ở đây là những ý nghĩ hoàn toàn không liên quan gì đến 1 vật , 1 việc mà ta đang dùng để trụ tâm. Không nên lầm nghĩ "không suy nghĩ" là ngồi trơ không nghĩ gì hết, không suy nghĩ có nghĩa là không có những suy nghĩ lung tung ra ngoài 1 vật , 1 việc dùng để trụ tâm . Sau khi an trụ ở tư thế này, tâm bớt dính mắc vào dòng tư tưởng ,suy nghĩ lung tung ; dần dần trạng thái không khái niệm sẽ hiện ra. Ðể tránh sự căng thẳng hay dùng sức quá mức, trước hết hãy thở ra vài hơi mạnh rồi sau đó chỉ cần hít thở nhẹ nhàng tự nhiên. Khi thở ra hãy tưởng tượng như đang tống khứ tất cả phiền não , mệt mỏi , những suy nghĩ lung tung ra ngoài. Sau đó, tập hít thở và khi tâm trở lại vắng lặng thì không cần chú tâm theo dõi hơi thở nữa. Cắt đứt tất cả ý nghĩ, không nghĩ gì về quá khứ, tương lai, không bám víu hoặc xua đuổi, chỉ để tâm trong trạng thái trôi chảy tự nhiên, bây giờ và ở đây. Trên đây là điểm thứ nhất: những tư thế căn bản của thân và tâm, nền tảng quan trọng của Thiền Ðịnh, cần phải cố gắng thực tập. ........................................................................................ Ðịnh tâm trên một hình sắc Nếu không thể đem tâm trở về trạng thái tự nhiên và an trú trong đó thì phải nương vào một vật bên ngoài để chú tâm như một khúc gỗ, hòn sỏi, ngọn lửa, bộ bài , ..v.v... những vật nào tự cảm thấy thích hợp. Không cần suy nghĩ về màu sắc hay hình dáng của vật đó, chỉ cần chú ý giữ tâm an trú vào vật trước mặt, không quá căng thẳng hay thả lỏng. Chặt đứt tất cả tư tưởng , suy nghĩ ngoại biệt. Nếu tâm quá căng thẳng sẽ cảm thấy lo âu và tức tối; nếu thả lỏng thì lại bị hôn trầm và mờ ám. Ðiều tâm cũng giống như lên dây đàn, không căng mà cũng không lỏng thì đàn mới kêu. Cách thức chú tâm trên một hình sắc cũng tương tự như việc quan sát một hòn sỏi nằm dưới đáy ly nước đục. Hòn sỏi sẽ hiện rõ ràng sau khi tất cả bùn nhơ lắng xuống đáy. Cũng vậy, khi những ý nghĩ không còn khởi lên khuấy động, ta sẽ nhìn thấy rõ đối tượng hình sắc. Hãy tập nhìn hình sắc như một đứa trẻ nhỏ, không bình luận hay suy nghĩ. Nếu chú tâm mà không phát sinh ý nghĩ hay khái niệm thì tốt. Nhưng nếu chúng phát sinh ra, chỉ cần nhận biết và không theo, vì chúng tự sinh tự diệt. Khi một ý nghĩ khởi lên, nếu không sáng suốt nhận biết thì nó sẽ móc nối làm phát sinh lên muôn vàn ý niệm khác gây cản trở cho sự thực tập. Những ý nghĩ chỉ là trò chơi của tâm, tựa như những gợn sóng trên nước, chợt khởi rồi tự tan biến. Trong lúc thực tập, những ý nghĩ như "Ta đang thiền, ta không thiền, ta phải làm cho tâm yên lặng, ...", đều phải dứt bỏ. Cần phải kiểm soát và điều khiển tâm an trú vào đề mục. Hãy thực tập những khóa ngắn hạn nhưng thường xuyên. Nhờ sự tập luyện này tâm sẽ trở về trạng thái sáng suốt, tĩnh lặng. Ðây là điểm thứ hai của Thiền Ðịnh. .................................................................... Định tâm với những đối tượng khác Sau khi tập trung và định tâm được trên một đối tượng hình sắc, ta có thể chuyển sang các đối tượng khác như: âm thanh, đối tượng của nhĩ thức; mùi hương, đối tượng của tỷ thức; mùi vị, đối tượng của thiệt thức; sự xúc chạm, đối tượng của thân thức. Bất cứ lúc nào tiếp xúc với trần cảnh, ta cũng phải chú ý định tâm, ghi nhận một cách khách quan, không khởi phân biệt khái niệm tốt, xấu, ưa, ghét, v.v... Ở trong hoàn cảnh nào ta cũng có thể thực tập được. Nếu nơi ngồi thiền bỗng có người vặn nhạc, ta có thể trụ tâm vào sự nghe mà không cần khởi xét đoán phân biệt xem đó là âm thanh gì. Về xúc chạm hay mùi vị cũng vậy. Khi tâm đã được tập luyện thuần thục an trú vào đối tượng, ta nên ngưng nghỉ buổi tập trong lúc tâm còn sáng suốt, như vậy sẽ tránh khỏi chán nản, mệt mỏi. Trong thời gian ngưng tập ngoài các thời khóa ấn định,dù đi đứng, nằm, ngồi hay nói, nín, động, tịnh; cắt đứt những ý nghĩ suy tư, xì xào trong tâm. Ðây là điểm thứ ba của Thiền Ðịnh.
Cảm nhận
Chưa có cảm nhận.
Viết cảm nhận
Bạn phải đăng ký và login để gởi cảm nhận. Bấm vào đây để đăng ký



Bình chọn
Bạn biết đến Hoa Thủy Tinh từ đâu?





Liên kết
User Online
473 người đang xem Hoa Thủy Tinh, trong đó có 0 thành viên và 473 khách